Béo phì được định nghĩa là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ quá mức và không bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa [1].
Sự phát triển kinh tế – xã hội đã làm thay đổi chế độ dinh dưỡng, cung nhiều hơn cầu, kết hợp phong cách sống tĩnh tại nhiều hơn vận động, dẫn đến tình hình béo phì tǎng lên với tốc độ báo động, không những ở các quốc gia phát triển, mà còn ở các quốc gia đang phát triển [2].
Mức độ béo phì được đánh giá theo nhiều phương pháp, trong đó công thức BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể) đơn giản, dễ sử dụng và được Quốc tế công nhận: BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao) x 2]
Để phù hợp với đặc điểm các nước vùng châu Á, từ nghiên cứu thực tế ở các quốc gia đã lấy tiêu chuẩn ban hành năm 2000 [3]:
Vòng eo giúp tầm soát nguy cơ béo phì và quá cân. Nguy cơ này tăng lên khi vòng eo trên 88 cm ở nữ và trên 102 cm ở nam
Vấn nạn của các thuốc điều trị thừa cân béo phì không rõ nguồn gốc và không có bằng chứng khoa học
Hầu hết các thuốc giảm cân đang được rao bán trôi nổi công khai trên mạng internet đều không được khuyến cáo bởi vì chúng không chỉ ra hiệu quả, có nhiều tác dụng bất lợi hơn là lợi ích của chúng. Ngoài ra, một số loại thuốc này được pha hoặc chứa các chất độc hại bị FDA cấm (ví dụ, ephedra, cam đắng, sibutramine). Những dòng sản phẩm này vốn được coi là đánh mạnh vào tâm lý mong muốn giảm cân nhanh chóng của người tiêu dùng.
Nhà sản xuất đưa ra nhiều lời mời chào hấp dẫn: giảm cân nhanh và hiệu quả, …nhưng về mặt bản chất, sản phẩm giảm cân không rõ cơ chế tác dụng cũng như bằng chứng khoa học. Nhiều sản phẩm gây tăng nhu động ruột nhằm làm giảm hấp thu dinh dưỡng của ruột hoặc gây cảm giác chán ăn. Kết quả là, sau một thời gian ngắn, cơ thể giảm cân vì thiểu dưỡng, mất nước.
Điều trị bệnh béo phì
Mục đích điều trị là giảm cân, giảm 5-10% trọng lượng ban đầu giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng tim mạch (ví dụ như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) và giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và làm giảm nhẹ các biến chứng và các rối loạn kèm theo khác như hội chứng ngừng thở khi ngủ, gan nhiễm mỡ, vô sinh, và trầm cảm…[4]
Điều trị bao gồm:
Trước đây điều trị béo phì chỉ bao gồm thay đổi lối sống và phẫu thuật, trong khi thuốc điều trị bệnh béo phì tương đối hạn chế. Dựa vào các nghiên cứu hiện nay, các loại thuốc giảm cân được phê duyệt gần đây đã nâng cao khả năng của liệu pháp dược lý, và điều này kết hợp với những tiến bộ trong liệu pháp lối sống và phẫu thuật đã chứng minh được hiệu quả trong điều trị béo phì.
Liraglutide là thuốc thuộc nhóm đồng vận trên thụ thể GLP-1. Năm 2014, Liraglutide được FDA chấp nhận cho tác dụng điều trị béo phì ở người lớn. Liraglutide làm tăng giải phóng insulin trung gian glucose từ tuyến tụy để tạo ra kiểm soát đường huyết; liraglutide cũng kích thích cảm giác no và giảm khối lượng thực phẩm ăn vào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liraglutide 3mg hàng ngày dẫn đến giảm 12,2% cân nặng sau 56 tuần. Liều khởi đầu là 0,6mg một lần/ngày; tăng liều 0,6 mg/tuần tới liều tối đa 3mg x 1 lần/ngày. Liraglutide phải được dùng bằng đường tiêm. Các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn và nôn; liraglutide có các cảnh báo bao gồm viêm tụy cấp và nguy cơ của khối u tế bào C tuyến giáp [5].
Quản lý bệnh béo phì như thế nào
Béo phì là một tình trạng sức khỏe mãn tính cần được điều trị và quản lý lâu dài. Các bác sĩ đa khoa có vai trò chính trong việc xác định các cá nhân có hoặc có nguy cơ béo phì; thực hiện các biện pháp can thiệp thích hợp để hỗ trợ giảm hoặc duy trì cân nặng; và / hoặc ngăn ngừa tái tăng cân. Các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể tạo điều kiện cho bệnh nhân tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ bệnh béo phì có thể cung cấp mức độ điều trị cần thiết cho những phức tạp tâm lý xã hội liên quan đến bệnh béo phì [6].
Việc ngăn ngừa, điều trị béo phì một cách hiệu quả của dịch vụ y tế đòi hỏi sự hợp tác ở nhiều cấp độ, từ các nhà hoạch định chính sách y tế và y tế công cộng cho đến nhân viên y tế. Cách tiếp cận mô hình đa ngành đối với bệnh béo phì nên lấy bệnh nhân làm trung tâm sẽ đảm bảo chất lượng chăm sóc tốt, sự hài lòng và an toàn của bệnh nhân, nhưng cũng yêu cầu định nghĩa rõ ràng về trách nhiệm. Giao tiếp tốt là điều cần thiết giữa các thành viên của MDT và giữa các cấp quan tâm. Điều này tránh tình trạng bệnh nhân nhận được những thông tin và lời khuyên không thống nhất. Tóm lại, mô hình đa ngành chăm sóc chính thường bao gồm bác sĩ đa, điều dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng và cố vấn. Tùy thuộc vào các dịch vụ có sẵn, mô hình có thể bao gồm thêm bác sĩ vật lý trị liệu, dược sĩ và huấn luyện viên sức khỏe [7].
Tài liệu tham khảo
Bài viết liên quan
Hạ đường huyết nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, cần có biện pháp xử trí hạ đường huyết nhanh chóng, kịp thời.
Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa đường huyết bình thường và đái tháo đường. Đây được xem là khoảng thời gian sớm mà bệnh có thể hồi phục.
Chế độ ăn và tập luyện cho người tiền đái tháo đường lành mạnh là thành tố quan trọng trong quản lý tiền đái tháo đường của người bệnh.
Tiền đái tháo đường càng được quan tâm vì: tỉ lệ tiền đái tháo đường ngày đang tăng dần, đây là giai đoạn trước khi trở thành đái tháo đường thực sự...