CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ TẬP LUYỆN CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bài viết được dẫn nguồn từ website 01minh.com (thông tin được Hội tim mạch học Việt Nam bảo trợ)

Đối với người bị đái tháo đường, lượng đường trong máu (còn được gọi là glucose máu) cho thấy mức độ bạn đã kiểm soát được tình trạng đường huyết của mình hay chưa. Khi mức độ của bạn vẫn bình thường và ổn định, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc các vấn đề như mất thị lực và biến chứng trên thận. Bạn cũng có nhiều năng lượng tích cực hơn trong cuộc sống.

Thông thường, thuốc điều trị đái tháo đường có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu của bạn. Nhưng chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể lực cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng của bạn

Chế độ dinh dưỡng

Ăn quá nhiều trong một lần có nguy cơ làm lượng đường trong máu của bạn tăng vọt. Mặt khác, nếu bạn không ăn đủ chất dinh dưỡng, hoặc ăn ít carbohydrat hơn bình thường, mức glucose của bạn có thể giảm mạnh, đặc biệt là nếu bạn dùng một số loại thuốc trị đái tháo đường. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về một kế hoạch bữa ăn mà phù hợp với bạn. Một khi bạn đã có chế độ dinh dưỡng phù hợp thì hãy cố gắng duy trì.

Chỉ số glycemia trong thực phẩm. Khi bạn tiêu thụ carbohydrat, lượng đường trong máu của bạn có thể tăng đột biến. Một chỉ số glycemia thực phẩm (GI) đo lường mức độ nhanh chóng tình huống này có thể xảy ra. Con số càng cao, nồng độ glucose của bạn sẽ càng tăng nhanh. Thực phẩm chế biến như bánh quy, gạo trắng và bánh mì trắng có xu hướng GI cao. Lựa chọn thực phẩm GI thấp như: đậu khô và các loại đậu, cháo bột yến mạch, trái cây, rau xanh, v.v.. Nếu trong bữa ăn của bạn có chứa thành phần với GI cao, hãy cân bằng nó với các món ăn có GI thấp. Điều này có thể giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định.

Đếm lượng carbohydrat tiêu thụ: Nếu bạn dùng insulin, bạn có thể thấy điều này dễ thực hiện hơn. Bạn sẽ tăng số lượng carbs trong mỗi bữa ăn và điều chỉnh liều insulin khi cần thiết. Trong vài ngày, theo dõi thực phẩm bạn ăn và mức đường trong máu của bạn là 2 giờ sau. Nó sẽ giúp bạn thấy các bữa ăn khác nhau ảnh hưởng đến đường huyết của bạn như thế nào.

Tăng cường xử dụng chất xơ: chất xơ không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu của bạn (mặc dù nhiều loại thực phẩm chứa chất xơ kèm chứa đường và tinh bột). Ăn 25-30 gram chất xơ (ví dụ trong bột yến mạch) mỗi ngày có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Và lưu ý nhớ uống nhiều nước để bạn hạn chế táo bón.

Rèn luyện thể lực

Hãy duy trì như một thói quen. Hoạt động khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với insulin. Điều đó giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định. Một khi bác sĩ đồng ý, hãy thử một bài tập aerobic khiến tim bạn đập mạnh, như đi bộ hoặc đi xe đạp. Mục tiêu của bạn nên là 30 phút, 5 ngày một tuần. Nhưng thậm chí 5 phút là một khởi đầu tốt. Điều này củng cố cơ bắp của bạn, nơi hầu hết đường huyết được lưu trữ.

Hãy chọn đúng thời điểm tập. Một số người thấy rằng tập luyện vào buổi sáng sớm giúp lượng đường trong máu của họ duy trì cả ngày. Tuy nhiên, điều đó có thể không đúng với bạn. Bạn có thể cần phải cố gắng tập thể dục một vài lần khác nhau trong ngày trước khi bạn tìm thấy một lịch trình phù hợp giúp giảm lượng đường trong máu. Luôn mang theo viên kẹo hoặc một bữa ăn nhẹ khẩn cấp bên mình, đặc biệt nếu bạn dùng insulin. Kiểm tra với bác sĩ của bạn khi cần thiết.

Sử dụng năng lượng sau ăn. Một bài tập nhẹ nhàng, như đi bộ 10 - 15 phút sau bữa ăn, có thể giữ cho lượng đường trong máu của bạn không bị tăng vọt. Điều đó có nghĩa là bạn dùng năng lượng từ bữa ăn tốt hơn. Thay vì bật TV sau khi bạn ăn, hãy dọn bàn hoặc rửa chén hoặc đi dạo quanh khu nhà sẽ tốt cho đường huyết của bạn.

Nguồn:

https://www.webmd.com/diabetes/diabetes-diet-exercise

https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/fitness

https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/diet-eating-physical-activity

VNM/NONE/0919/0055

Bài viết liên quan

CÁCH XỬ TRÍ KHI GẶP HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Hạ đường huyết nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, cần có biện pháp xử trí hạ đường huyết nhanh chóng, kịp thời.

Xem thêm
127
NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ KHI NÀO NÊN TẦM SOÁT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa đường huyết bình thường và đái tháo đường. Đây được xem là khoảng thời gian sớm mà bệnh có thể hồi phục.

Xem thêm
2721
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19

Chế độ ăn và tập luyện cho người tiền đái tháo đường lành mạnh là thành tố quan trọng trong quản lý tiền đái tháo đường của người bệnh.

Xem thêm
1390
DỊCH TỄ HỌC VÀ GÁNH NẶNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tiền đái tháo đường càng được quan tâm vì: tỉ lệ tiền đái tháo đường ngày đang tăng dần, đây là giai đoạn trước khi trở thành đái tháo đường thực sự...

Xem thêm
376